Thứ Hai, 9 tháng 3, 2020

KINH DOANH ĐẶC SẢN VÙNG MIỀN – CÓ PHẢI AI CŨNG LÀM ĐƯỢC?


Đất nước Việt Nam với 64 tỉnh thành và 54 dân tộc anh em đã tạo nên một nền văn hóa đa dạng. Mỗi vùng miền sẽ có những nét đặc trưng riêng về phong tục, tập quán, danh lam thắng cảnh, và cái mà để du khách nhớ nhất chính là nền văn hóa ẩm thực (hay còn gọi là đặc sản) và Tây Ninh cũng không ngoại lệ.
Khi nhắc đến vùng đất đầy nắng gió này, ai ai cũng nhớ đến những món đặc sản thử một lần sẽ nhớ mãi như: bánh canh Trảng Bàng, muối tôm Tây Ninh, bánh tráng phơi sương
Và không biết từ khi nào, đặc sản Tây Ninh dần nổi tiếng khắp vùng miền Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới. Để có được thương hiệu như ngày hôm nay, đó là do bàn tay lao động cần mẫn cũng như nghệ thuật kinh doanh độc đáo của những người con Tây Ninh nơi đây.
Đối với 1 doanh nhân, chỉ cần có một sản phẩm tốt, một chiến lược kinh doanh đúng đắn thì tỉ lệ thành công sẽ rất cao. Thế nhưng, đối với ngành đặc sản vùng miền sẽ là một ngoại lệ. Ngoại lệ bởi vì không phải ai có tài kinh doanh là có thể làm được.
Bạn có thể có chiến lược tốt, có nguồn cung cấp tốt, có hệ thống kinh doanh tốt. NHƯNG. Tôi xin nhấn mạnh là nhưng bạn vẫn còn thiếu một yếu tố nữa để thành công trong ngành này, đó là chữ “TÂM”.
Tâm ở đây là có tâm với nghề, có tâm với sản phẩm, có tâm với khách hàng. Bởi vì khi bạn đem sản phẩm của Tây Ninh nói riêng và những vùng khác nói chung đến những nơi khác để kinh doanh, không đơn giản là bạn đem bán sản phẩm để đổi lấy lợi nhuận cho mình mà bạn còn đem cả thương hiệu của quê hương đến với khách hàng.
Cho nên, nó sẽ không có chỗ cho những người kinh doanh cẩu thả, thiếu uy tín, thiếu trách nhiệm hay sản phẩm kém chất lượng. Nó đồng nghĩa với việc bạn đang bôi nhọ lên hình ảnh của những người đang làm ăn chân chính, của cả một vùng miền.
Có gặp trực tiếp với những gia đình làm nghề đặc sản truyền thống, nghe họ tâm sự về những khó khăn, gian nan từ lúc mới vào nghề đến giờ, dù đã trải qua 20 – 30 năm nhưng trong lời nói của họ vẫn chứa đầy niềm tự hào với nghề, với quê hương. Và đối với Cơ Sở Bánh Muối Như Bình, được đem những tinh hoa của quê hương Tây Ninh đến với mọi người, đó là niềm tự hào, sự trân quý.
Tóm lại, nếu bạn quyết tâm kinh doanh đặc sản Tây Ninh nói riêng và đặc sản vùng khác nói chung, bạn cần phải có cái “TÂM” trước đã, sau đó hãy nghĩ đến những chuyện khác. Nếu bạn không tin tôi? Không sớm thì muộn, bạn cũng sẽ bị chính khách hàng đào thải và những người kinh doanh chân chính sẽ tiếp tục sứ mệnh tươi đẹp của mình là đem thương hiệu đặc sản quê hương đến khắp mọi miền.
Đặc Sản Tây Ninh Chính Gốc Phải Được Làm Bởi Những “Người Con” Xứ Nắng
Đặc Sản Tây Ninh Đang Dần Bị “Công Nghiệp Hóa”; “Hiện Đại Hóa”
Không thể phủ nhận vài năm trở lại đây, đặc sản Tây Ninh trở nên “hót hòn họt”, có rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước chuộng đặc sản xứ Nắng, mua về làm quà cho bạn bè, người thân, đồng nghiệp,...
Cầu tăng, cung tăng là quy luật của thị trường. Nhu cầu về đặc sản ngày càng nhiều kéo theo hàng loạt các cửa hàng, công ty về đặc sản Tây Ninh ra đời. Điều này làm cho không ít khách hàng hoang mang, đâu là địa chỉ uy tín “THẬT” và đâu là “GIẢ DANH”?
Một điều đáng buồn là đặc sản Tây Ninh đang dần bị công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thay vì các công thức, chế biến thủ công truyền thống từ những người dân xứ Nắng tạo ra đặc sản đậm vị, riêng biệt; ngày nay có rất nhiều cơ sở sử dụng máy móc, dây chuyền sản xuất hàng loạt, năng năng suất, giảm nhân công, đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Nhưng, phải biết rằng, máy móc chung quy chỉ là máy móc, không phải con người. Cùng công thức, cùng
nguyên liệu nhưng dùng máy móc và làm thủ công cho ra “hình dạng” và “hương vị” khác nhau, đặc sản không mang theo “tình người” thì còn gì là đặc sản nữa
Muối Tây Ninh, Bánh Tráng Cuốn, Hương Vị Đang Dần Thay Đổi
Trước đây, để sản xuất muối Tây Ninh, người dân xứ này trải qua rất nhiều khâu từ chọn nguyên liệu, chế biến nguyên liệu, xào muối, rang muối, hong khô mới cho ra được những lọ muối tôm, muối ớt đậm vị.
Ngày nay, chỉ cần một chiếc máy hiện đại, các công đoạn tóm gọn, đơn giản và tiết kiệm thời gian, cho ra lượng muối nhiều hơn. Hay bánh tráng cuốn trước đây làm bánh, phơi bánh đều có “bàn tay” của con người thì bây giờ, đã có máy móc “giải quyết” tất tần tật, hong khô bánh chẳng cần tráng hay phơi bánh.
Có thể nói, đây là hai đặc sản Tây Ninh đang dần “mất đi” cái “bản chất” của đặc sản.
Giữ Gìn Văn Hóa Đặc Sản Tây Ninh Thủ Công Truyền Thống
Cơ Sở Bánh Tráng Muối Như Bình từ khi thành lập cho đến ngày hôm nay đã hơn 20 năm, luôn gắn bó cùng làng nghề truyền thống với người dân xứ Tây Ninh. Chúng tôi vẫn luôn tin rằng, đặc sản Tây Ninh Chính Gốc phải làm được từ bàn tay của người dân Tây Ninh.
Đây mới là đặc sản, là văn hóa, chứ không phải sử dụng máy móc, dây chuyền công nghệ để tạo nên đặc sản. Hơn nữa, chỉ có phương pháp thủ công này mới cho ra hương vị KINH ĐIỂN, QUEN THUỘC. Quan trọng nhất, nếu như các đặc sản đều làm từ máy móc thì người dân Tây Ninh sẽ đi về đâu khi nhân công giảm dần, công việc không có?
Đây là một bài toán KHÓ, cần được giải đáp và Cơ Sở Bánh Tráng Muối Như Bình luôn giữ vững niềm tin, giữ gìn Văn Hóa Ẩm Thực, Đặc Sản Tây Ninh thủ công truyền thống bao đời!
Bánh Tráng Tây Ninh Đang Dần Bị Mất Thị Phần Trên Thị Trường Đặc Sản
Thị trường đặc sản Tây Ninh dần dần bị cạnh tranh với các đặc sản tại các vùng miền khác nói chung và những người làm bánh tráng tại chính quê hương mình nói riêng.
Có rất nhiều cơ sở sản xuất bánh tráng Tây Ninh nhưng họ không tạo ra sự khác biệt. Họ làm ra sản phẩm rồi cạnh tranh với những thị trường tốt trên thị trường bằng những chương trình chiết khấu, khuyến mãi,... Những chiến lược đó chỉ có lợi cho khách hàng và nhà phân phối chứ nhà sản xuất không có lợi. Vô tình làm sản phẩm đó mất đi giá trị.
Trước kia người ta chủ yếu sử dụng phương pháp thủ công - làm bằng tay là chính. Nhưng từ khi lò làm bánh tráng ra đời cũng như những thiết bị máy móc khác được vận dụng vào quá trình sản xuất bánh tráng, làm thị trường bánh tráng trở nên bão hòa hơn. Mặc dù chi phí nhân công thấp thật, nhưng chất lượng không thể nào bằng được bánh tráng thủ công.
Chi phí sản xuất ngày càng tăng nhưng giá bán ngày càng giảm, dẫn đến lợi nhuận đi xuống. Điều này tất nhiên khiến cho người bán không chú trọng đến chất lượng của sản phẩm. Thậm chí, một số cơ sở lâu năm bỏ nghề vì lợi nhuận không cao.
Có nhiều sản phẩm thay thế bánh tráng Tây Ninh trên thị trường. Vô số thương hiệu mới ra đời, khách hàng có nhiều lựa chọn hơn. Cho nên chẳng có gì lạ khi bánh tráng Tây Ninh dần mất thị phần trên thị trường.
Người dân bản địa vì bán được hàng nên cạnh tranh không lành mạnh, bán phá giá. Do vậy, chẳng tạo được giá trị gì cho sản phẩm cũng như thương hiệu. Nếu bạn đã lựa chọn kinh doanh đặc sản vùng đất quê hương mình thì thay vì cạnh tranh phá giá, sao chúng ta không hợp tác lại với nhau? Cùng chia sẻ, học tập để nâng cao thương hiệu đặc sản Tây Ninh vươn ra tầm thế giới?
Đừng vì vài ba đồng lợi nhuận mà mất đi cái TÌNH, cái NGHĨA đối với nơi “chôn nhau cắt rốn” bạn nhé. Và Cơ Sở Bánh Tráng Muối Như Bình cũng hi vọng chính quyền địa phương hỗ trợ để cộng đồng doanh nhân kinh doanh đặc sản xứ Nắng, cùng đóng góp để kinh tế ngày càng phát triển hơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét